Chuyển tới nội dung
Góc học viên
20 ví dụ về các mục tiêu thông minh (S.M.A.R.T) giúp cải thiện cuộc sống của bạn

20 ví dụ về các mục tiêu thông minh (S.M.A.R.T) giúp cải thiện cuộc sống của bạn

17/09/2020

Tất cả cuộc sống của chúng ta đều hướng tới việc phải đạt được một số mục tiêu nào đó, cho dù trước đó đã suy nghĩ về chúng một cách cẩn thận hay không. Để chủ động và hiệu quả hơn, chúng ta phải học cách đặt ra các mục tiêu cá nhân cụ thể, mà từ đó có thể sử dụng để đo lường sự phát triển và tiến bộ của cá nhân mình. Nói cách khác, mục tiêu của chúng ta phải THÔNG MINH.

Nhằm hướng dẫn bạn lập ra các mục tiêu có thể đạt được, Viện Đào tạo TopTrain sẽ đưa ra một số ví dụ về các mục tiêu thông minh cá nhân mà bạn có thể tự đặt ra để cải thiện cuộc sống của mình nhé.

Mục tiêu cá nhân là gì?

Mục tiêu cá nhân là sự thể hiện những điều bạn muốn đạt được trong cuộc sống. Khi bạn nghĩ về chúng và đặt mục tiêu hướng tới để đạt được chúng, bạn sẽ trở nên tự chủ và tích cực hơn. Mục tiêu cá nhân của bạn có thể ở dạng mục tiêu ngắn hạn hoặc mục tiêu dài hạn. Một số ví dụ về mục tiêu cá nhân:

  • Học một cái gì đó mới mỗi tuần
  • Vận động mỗi sáng
  • Có một cuốn nhật ký hàng ngày
  • Làm tình nguyện tại một tổ chức phi lợi nhuận hàng tháng

Mục tiêu thông minh (S.M.A.R.T) là gì?

Mục tiêu S.M.A.R.T là các mục tiêu được viết tắt của các tiêu chí sau: S = Specific (Cụ thể), M = Measurement (Đo lường được), A = Achievable/Attainable (Có thể đạt được/Có thể đạt tới được), R = Realistic/Relevant (Thực tế/Có liên quan) và T = Time-bound (Giới hạn thời gian). 

Nếu không biến mục tiêu của bạn thành S.M.A.R.T, chúng sẽ chỉ là những quyết tâm mơ hồ. Quá trình thiết lập mục tiêu S.M.A.R.T giúp bạn suy nghĩ kỹ các mục tiêu của mình một cách cẩn thận để bạn có thể đưa ra các cấu trúc dễ dàng theo dõi và thực hiện. Điều này cũng mang mục tiêu của bạn đến gần hơn với thực tế từ ban đầu.

Achievement quotes with success medal and goal symbols realistic illustration

Sau đây là 20 ví dụ về mục tiêu cá nhân S.M.A.R.T mà bạn có thể đặt ra giúp cải thiện cuộc sống của mình. Những mục tiêu này có thể liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Trong đó có thói quen hàng ngày, hàng tuần hoặc cần nhiều thời gian hơn.

1. Đi bộ 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần

Sức khỏe là vàng, tập thể dục 150 phút mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, trầm cảm, v.v. 

Bạn có thể đạt được mục tiêu này bằng cách đi bộ nhanh trong 30 phút mỗi ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu hoặc có thể chia nhỏ thành 2 buổi sáng – tối với 15 phút/buổi.

2. Cải thiện kỹ năng nghe của bạn

Cho dù đó là cuộc nói chuyện với vợ/chồng, đồng nghiệp hoặc một người bạn bình thường, hầu hết mọi người thường nói nhiều hơn lắng nghe. Bạn có thể biết liệu bạn có đang cải thiện kỹ năng nghe của mình hay không bằng cách yêu cầu người đối diện phản hồi sau khi bạn đã đóng góp.

3. Lên tiếng để xuất hiện trước đám đông

Bạn có phải là một trong những người trốn trong đám đông và hầu như không nói chuyện trong các cuộc họp? Đặt mục tiêu để tăng khả năng xuất hiện của bạn là điều đáng để xem xét. Lên kế hoạch trước mỗi cuộc họp để xem xét chương trình nghị sự và chuẩn bị để đóng góp chu đáo và có ý nghĩa.

4. Cải thiện kỹ năng thuyết trình/nói trước công chúng 

Với việc nghiên cứu kỹ lưỡng, chuẩn bị đầy đủ và diễn tập thường xuyên, bạn có thể thực hiện các bài thuyết trình PowerPoint hiệu quả và mang đến những bài phát biểu tuyệt vời. Hãy đặt ra mục tiêu luôn luôn nghiên cứu kỹ các chủ đề của bạn và tập dượt trước mỗi bài thuyết trình.

5. Cải thiện sự nhạy cảm của bạn

Bạn có thể đặt mục tiêu phản ứng điềm tĩnh hơn với các vấn đề và chú ý tìm hiểu những cảm xúc và động lực tiềm ẩn đằng sau hành động của người khác. Học cách kết nối với mọi người ở cấp độ của riêng họ.

6. Bắt đầu quan hệ xã hội

Mối hệ xã hội là điều quan trọng để phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Đặt mục tiêu tham dự ít nhất ba sự kiện hàng quý để kết nối với các đồng nghiệp cũ và gặp gỡ những người mới.

7. Thường xuyên tham gia tình nguyện

Đóng góp hai giờ tình nguyện hàng tuần cho dịch vụ cộng đồng. Có thể là dạy môn học yêu thích của bạn tại 1 trường trung học gần đó, huấn luyện trẻ em chơi bóng rổ hoặc phục vụ thức ăn tại một nhà hàng cho người vô gia cư.

8. Cải thiện kỹ năng quản lý thời gian của bạn

Hãy tập trung hơn để đạt được các nhiệm vụ hàng ngày. Giảm thiểu phiền nhiễu và tăng năng suất bằng cách đặt ra mục tiêu tăng năng suất 40% trong 3 tháng tới.

9. Thức dậy sớm

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng bạn không có đủ thời gian để làm những việc thực sự yêu thích chưa? Hãy cố gắng thức dậy sớm. Đặt mục tiêu thức dậy sớm nhất là 5:00 sáng mỗi ngày; bạn có thể có thêm ít nhất một giờ để làm những việc bạn yêu thích trước khi ngày bắt đầu công việc của bạn.

10. Học một điều mới mỗi tuần

Việc học không bao giờ là đủ. Hãy đặt mục tiêu có thêm 1 kiến ​​thức mới hay kỹ năng mới mỗi tuần.

11. Học ngoại ngữ

Có rất nhiều lợi ích khi học ngoại ngữ. Bạn có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp, tìm kiếm thêm khách hàng, mở rộng kinh doanh, kết bạn và kiếm được nhiều tiền hơn.

Bạn có thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng nước ngoài nếu bạn dành một giờ mỗi ngày để học nó trong khoảng thời gian một năm.

12. Khắc phục chứng nghiện mạng xã hội

Nếu bạn muốn tăng năng suất, bạn phải học cách quản lý hoặc đánh bại thói quen nghiện mạng xã hội của mình. Điều này có thể đạt được trong một vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng tùy thuộc vào quyết tâm của bạn như thế nào.

13. Tăng tốc độ đánh máy lên 60 WPM trong ba tháng 

Tốc độ đánh máy chậm sẽ làm giảm năng suất. Người ta nói rằng bạn có thể tiết kiệm 21 ngày một năm bằng cách gõ nhanh. Bạn có thể đặt mục tiêu để tăng tốc độ gõ và độ chính xác trong vòng ba tháng.

14. Sở hữu một quyển sổ về các sự kiện quan trọng 

Thực tế, sở hữu một quyển sổ để ghi lại các sự kiện quan trọng trong cuộc sống của bạn có thể giúp bạn theo dõi tiến trình của mình. Các quyển sổ như vậy có thể giúp bạn lấy lại động lực bất cứ lúc nào khi phải đối mặt với một tình huống khó khăn.

15. Tham dự họp lớp 

Kết nối với những người bạn cũ và ôn lại những kỷ niệm bằng cách đặt mục tiêu tham dự họp lớp cấp ba của bạn trong năm nay.

Bạn có thể kết nối với những người truyền cảm hứng cho cuộc sống của bạn hoặc giúp đỡ sự nghiệp của bạn! Đó cũng là một cơ hội tốt để thực hành các kỹ năng quan hệ.

16. Tổ chức một buổi họp mặt gia đình hai năm/lần

Với tất cả mọi người đang theo đuổi ước mơ của riêng mình, giữ cho mối quan hệ gia đình bền chặt đòi hỏi phải cố tình lên kế hoạch đoàn tụ gia đình trước đó. Mang tất cả mọi người lại với nhau hàng năm hoặc ít nhất hai năm 1 lần sẽ không phải là một ý tưởng tồi.

17. Học một ngôn ngữ lập trình

Thế giới ngày càng có nhiều “techy” và mọi người đều cần một số kiến ​​thức lập trình.

Đặt mục tiêu học các kiến ​​thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình hàng năm và nếu bạn thực sự say mê về một ngôn ngữ, tại sao không tạo thêm thời gian để trở thành một chuyên gia về nó?

18. Thanh toán tất cả các khoản nợ tồn đọng trong 6 tháng

Sống trong nợ nần mang lại rất nhiều căng thẳng cho cuộc sống của bạn. Bạn có thể đặt mục tiêu xóa tất cả các khoản nợ trong sáu tháng. 

19. Tăng tính tâm linh

Tâm linh có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Dù điều đó có ý nghĩa gì với bạn, bạn có thể đặt mục tiêu trở nên chăm chỉ hơn và dành nhiều thời gian hơn để làm phong phú khía cạnh đó của bạn.

20. Kết nối lại với “kẻ thù”

Đó là điều bình thường. Trong cuộc sống, mọi người có thể làm phiền bạn đến mức bạn muốn chặn họ ra khỏi cuộc sống của mình. Điều này xảy ra rất nhiều trên mạng xã hội.

Đặt mục tiêu buông bỏ quá khứ , nhìn vào những người mà bạn đã chặn với những quan điểm mới, có thể sẽ khiến bạn thay đổi góc độ và ngạc nhiên khi thấy họ có giá trị một lần nữa.

Cuối cùng

Mục tiêu cá nhân SMART của bạn có thể là bất cứ điều gì. Bạn phải chắc chắn rằng bạn có thể tăng cường kỷ luật, động lực và các yêu cầu cần thiết để đạt được chúng. Bạn có thể không đạt được 100% mục tiêu của mình mọi lúc nhưng điều đó sẽ thật đáng giá nếu như biết rằng cuộc sống của bạn đang tiến bộ lên từng ngày.

(Jane, biên tập từ lifehack.org)


Bài viết khác
Lịch khai giảng