Chuyển tới nội dung
Những định kiến sai lầm ngăn cản các doanh nhân khởi nghiệp

Những định kiến sai lầm ngăn cản các doanh nhân khởi nghiệp

30/03/2020

Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh, tôi luôn được hỏi cùng một câu: “Bạn đã sẵn sàng đi dạy chưa?”. Khi tôi trả lời là thực sự thì tôi đang lên kế hoạch khởi nghiệp, họ thường nhìn lại tôi với ánh mắt nghi ngờ và ngạc nhiên. “Nhưng bạn học chuyên ngành TIẾNG ANH cơ mà?”.

Vâng, họ nói như thể tốt nghiệp ngành tiếng Anh thì sẽ trở thành sinh vật ngoài vũ trụ, không thể cùng thở một bầu không khí hay cùng chia sẻ một giấc mơ như một người tốt nghiệp kinh tế, kinh doanh hay thậm chí là ngành khoa học chính trị ấy???

Đành rằng cốt lõi của kinh doanh cũng rất giống như cốt lõi của việc viết lách. Đó chính là: đưa ra các ý tưởng và truyền đạt nó một cách hấp dẫn. Nhưng các chuyên ngành về nghệ thuật, đặc biệt là chuyên ngành nhân văn thường không phải là những ứng viên nghiêm túc kiếm tiền chứ đừng nói là bắt đầu công việc kinh doanh của riêng họ.

Có rất nhiều quan niêm sai lầm về khởi nghiệp, trước tiên chúng ta hãy bắt đầu với ý tưởng “doanh nghiệp là gì?” đã nhỉ? Đa số mọi người nghĩ rằng một doanh nghiệp là một nhóm người trong một tòa nhà ở đâu đó – thường là thành phố lớn, tổ chức các cuộc hội thảo từ xa và trưng bày đồ đạc để bán tại các hội nghị, tổ chức các cuộc họp rồi cả thuê mướn và sai thải nhân sự nữa. Thực tế là hầu như chẳng có doanh nghiệp nào giống như thế cả. 

Doanh nghiệp thực chất là một công cụ tài chính được thiết lập để tạo ra lợi nhuận từ một ý tưởng nào đó trên thị trường.

Dưới đây là ba trong số những câu truyện truyền kỳ phổ biến nhất khiến các doanh nhân sẽ không muốn thử sức kinh doanh:

1. Hầu hết các doanh nghiệp thất bại trong năm đầu tiên của họ

Bạn đã nghe chuyện 80% doanh nghiệp sẽ thất bại trong năm đầu tiên, đúng không? Theo như Michael Evrick, Giảng viên trường đại học Kinh doanh Washington Bothell thì những số liệu này hoàn toàn không đúng. Trên thực tế, đa phần các doanh nghiệp sẽ tồn tại khoảng 5 năm hoặc hơn. Thông số mà bạn nghe chỉ có ý nghĩa là “văn hóa đại chúng coi doanh nghiệp là gì” sẽ khác với việc “chính phủ (đặc biệt là các cơ quan thuế) coi doanh nghiệp là gì”?  

2. Bắt đầu kinh doanh sẽ cần một khoản vốn đầu tư rất lớn

Cũng theo Ervik, 80% doanh nghiệp ở Hoa Kỳ chẳng có nhân viên nào cả. Đa số họ còn chả có văn phòng làm việc. Chỉ một số ít doanh nghiệp là cần đến vốn mà thôi. Và dĩ nhiên là họ hoàn toàn có thể tồn tại trong 5 năm hoặc hơn. Bạn có thể bắt đầu một doanh nghiệp trong thời gian rảnh rỗi của mình, trong khi vẫn được trả lương từ một doanh nghiệp khác. Bạn có thể bắt đầu 2, 3 mô hình kinh doanh hay nhiều hơn nữa nếu bạn muốn.

3. Thiết lập một doanh nghiệp sẽ rất tốn thời gian.

Bạn có thể cấu trúc doanh nghiệp của mình theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể là chủ sở hữu duy nhất, một đối tác, một công ty, một công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC). Bạn có thể lấy giấy tờ để hình thành từng thực thể này trực tuyến. Bạn không cần một luật sư hay kế toán ưa thích để bắt đầu kinh doanh.

Thực tế là, nếu bạn làm một việc gì đó, bất cứ điều gì, chỉ cần liên quan đến kiếm tiền, thì hãy xem xét việc khởi nghiệp của chính mình, bằng doanh nghiệp cảu chính mình.

Phương Hoa (Tổng hợp và biên dịch từ Forbes)


Bài viết khác
Lịch khai giảng