Chuyển tới nội dung
9 điều tuyệt vời giúp thúc đẩy nhân viên hứng thú làm việc

9 điều tuyệt vời giúp thúc đẩy nhân viên hứng thú làm việc

17/03/2020

Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, nguồn năng lượng nào khiến bạn hứng khởi bắt đầu một ngày mới? Bạn có cảm thấy thoải mái với công việc của mình không?

Nếu ai đó hỏi bạn điều gì sẽ thúc đẩy bạn đạt thành tích công việc, liệu câu trả lời của bạn có rõ ràng không? Chìa khóa giúp khởi động và thúc đẩy hiệu suất lao động của mỗi người là khác nhau. Nhiều người sẽ cho rằng đó là tiền, hoặc nhiều người sẽ khẳng định là họ muốn làm việc để tạo nên sự khác biệt. Bất kể là động lực nào đi chăng nữa thì nó nên được quản lý và cân bằng tốt. Quá nhiều động lực trong một lĩnh vực sẽ khiến những phần khác bị suy yếu đi.

Động lực là chủ đề đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ và các nhà lãnh đạo nơi công sở vẫn dùng những đánh giá của DISC và Myers-Briggs để xác định các kiểu tính cách của nhân viên, từ đó dự đoán tốt hơn về hành vi và xu hướng làm việc của mỗi người.

Thêm vào đó, những cuốn sách viết về cách tạo động lực vẫn thường được sử dụng như công cụ giúp nhân viên tăng hiệu suất làm việc hoặc khiến họ trở về đúng với mục tiêu làm việc ban đầu. Trong khi các đánh giá, sách hướng dẫn hay những công cụ khác có thể hỗ trợ thêm cho dự án và truyền cảm hứng cho hiệu suất làm việc của nhân viên, thì cũng có những nhân tố khác giúp động viên nhân viên đạt thành quả lao động đó là khi họ trưởng thành hơn và bắt đầu thực sự hiểu điều gì quan trọng nhất đối với mình. Vì thế, là lãnh đạo thì chúng ta càng cần phải có trách nhiệm trong việc xây dựng mối quan hệ gắn kết và có mục đích với các nhân viên của mình. Điều này cũng cho phép chúng ta hiểu rõ hơn những người chúng ta đang phụng sự, cũng nhiều như khi chúng ta làm việc cho chính mình.

Là lãnh đạo, đừng chỉ đọc các chỉ số trên bản báo cáo, hãy hiểu rõ chúng ta đang lãnh đạo ai và xác định rõ ràng mình phải giúp nhân viên đạt được mục tiêu, mong muốn và khát vọng của họ. Mục tiêu phải là giúp người khác hoàn thành mục tiêu, sau đó sẽ là thúc đẩy cả hai cùng phối hợp tốt với nhau.

Để giúp bạn nhận được nhiều nhất từ những mối quan hệ với nhân viên, sau đây là 9 điều có thể thúc đẩy họ đạt được kỳ vọng. Khi bạn đọc những điều đó, hãy nghĩ thêm về việc làm sao để liên kết chúng lại với nhau. Hãy chia sẻ câu chuyện, quan điểm của bạn và bình luận về nó. Đây cũng là một trong những chủ đề khá nóng hiện nay và chúng ta càng thảo luận về nó nhiều thì chúng ta càng tìm ra cách để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.

1. Lãnh đạo đáng tin cậy

Thường thì những nhà lãnh đạo hay hỗ trợ hoặc luôn sẵn sàng tìm kiếm những lợi ích tốt nhất cho nhân viên sẽ chiếm được lòng tin của cấp dưới và đổi lại thì những nhân viên này sẽ có động lực hơn để đạt kết quả làm việc tốt. Tôi từng làm việc cho một trưởng phòng kiểu như vậy. Anh ấy luôn thẳng thắn trong việc truyền đạt những kỳ vọng với nhân viên và thường nhận xét một cách trực tiếp. Anh ấy cũng không bao giờ coi tôi như cấp dưới và luôn tìm cách để đưa tôi tham dự những buổi họp quản lý cấp cao. Điều đó đã mở ra cho tôi nhiều điều, khiến tôi nhận ra nhiều điểm cẩn cải thiện trong sự nghiệp của mình và vì thế cũng thúc đẩy tôi lên những cấp độ tiếp theo và dần dần vượt qua cả kỳ vọng của sếp.

2. Gia tăng sự liên quan của nhân viên với công việc

Trong thế giới hiện tại, nơi mọi người đều muốn được chú ý và nhận ra vì những đóng góp của mình trong công việc thì những nhân viên cũng nên được động viên để đạt được những thứ liên quan. Vì thế, nhân viên thường tìm kiếm các cách khác nhau để học hỏi, phát triển kỹ năng và đầu tư vào chính bản thân họ. Đây là cơ hội để những nhà lãnh đạo tham gia và tìm hiểu cách xây dựng độ sâu và độ rộng của bộ kỹ năng và năng khiếu cho nhân viên. Ví dụ như: tìm cách nâng đỡ những nhân viên có tiềm năng tốt.

Giúp nhân viên tăng mức độ liên quan của họ là rất quan trọng và những nhà lãnh đạo tham gia vào quá trình này cũng sẽ giúp nâng cao mức độ làm việc hiệu quả và lòng trung thành. Ngoài ra, giúp nhân viên được mọi người biết đến cũng sẽ nâng động lực làm việc của họ.

3. Chứng minh người khác sai

Động lực đặc biệt này thường dùng cho những nhân viên trẻ tuổi và hiếu thắng – những người luôn muốn chứng tỏ bản thân mình nhanh nhạy hơn thế hệ đàn anh ở nơi làm việc. Thường thì chẳng nhân viên nào muốn bị rập khuôn hoặc bị thiệt thòi, nhưng đối với những chuyên gia trẻ tuổi thì điều này giống như một ngòi nổ giúp đánh thức họ từ bên trong.

Đây chắc chắn không phải là vấn đề về thế hệ vì khi nhiều người trong chúng ta cũng đã được hỏi về khả năng đạt được thành tựu ở bậc cao hơn. Tôi đã học được điều này trên chặng đường sự nghiệp của mình. Ví dụ, là một cựu giám đốc ở cấp độ C (khi tôi vào khoảng 30) và sau đó với tư cách là một doanh nhân thành đạt thì mọi người bắt đầu nghi ngờ hoặc ghen tỵ với tôi, do đó tôi đã cố bỏ qua và đạt được những thành tựu khác.

Là một nhà lãnh đạo, hãy khuyến khích nhân viên của mình vượt quá mong đợi bằng cách nhận lấy những rủi ro. Hãy nắm bắt suy nghĩ đa dạng và đo lường khả năng đổi mới. Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng của nhân viên cho đến khi bạn đã hoàn toàn hiểu rõ, đánh giá và kiểm tra hết các khả năng và tiềm năng của họ.

4. Thăng tiến trong sự nghiệp

Có lẽ điều quan trọng nhất trong danh sách này chính là khả năng thăng tiến. Nhân viên chỉ thực sự được thúc đẩy nếu họ biết rằng sự thăng tiến đang chờ đón họ. Điều này yêu cầu nhân viên phải nhận thức được các cơ hội xung quanh, bên dưới và cả bên ngoài tầm tìm kiếm của họ. Là lãnh đạo, bạn cần duy trì mức độ động viên cao đối với nhân viên của mình nếu bạn có thể mở ra những cơ hội và đẩy nhanh quá trình thăng tiến của họ. Hãy nhớ rằng, chỉ vì nhân viên của bạn có chút thành tích thì cũng không có đảm bảo là họ được thăng tiến. Vì thế hãy tạo cho họ những điểm mốc để họ vượt qua.

5. Không hối tiếc

Mỗi người sẽ chỉ có vài cơ hội thực sự trong sự nghiệp của mình để đạt được những mục tiêu tuyệt đối. Trong thực tế, đã bao nhiêu lần bạn gặp những người thành công hơn mình và tự hỏi làm cách nào để họ đạt được những điều ấy? Con người thường không muốn sống cùng những hối hận trong sự nghiệp lẫn cuộc đời và vì thế điều này cũng sẽ là động lực để họ không làm bản thân mình thấy vọng.

Là một nhà lãnh đạo, đừng cho phép nhân viên của mình tiếp tục day dứt về các lỗi lầm trong công việc. Hãy chia sẻ hành trình thành công lẫn thất bại của bạn với họ. Một nhân viên mà không bao giờ có niềm tin thì cũng chẳng bao giờ có thành tựu cả. Hãy giúp nhân viên của mình nắm bắt được những điều không kỳ vọng và giúp họ điều hướng sự không chắc chắn và thay đổi bản thân. Trong công sở ngày nay vẫn có rất nhiều người cảm thấy bối rối về tương lai của chính họ. Hãy thúc đẩy họ bằng cách trao cho họ những quan điểm thực tế và mục tiêu mà họ cần đạt được.

6. Tương lai vững chắc

Mọi người thường được động viên vì những thứ an toàn, chắc chắn. Ai cũng muốn có một tương lai vững chắc nhưng thời gian qua đi sẽ chẳng ai biết được điều gì sẽ đến. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải sẵn sàng ở trong một cuộc chiến chống lại thời gian và tự thúc đẩy bản thân đạt được mục tiêu nhanh nhất có thể. Chúng ta đều đã được nghe về cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi chúng ta tự nhiên trở thành nạn nhân của những thay đổi không ngờ mà chúng ta chẳng hề có sự chuẩn bị. Là một nhà lãnh đạo, hãy sáng suốt đưa ra những khả năng về sự an toàn, vững chắc ở cách bạn dìu dắt nhân viên của mình và quan sát mức động lực của họ tăng lên.

7. Sự bê tha

Yếu tố này khá thú vị và cực kỳ quan trọng. Con người thường được thúc đẩy bởi những lý do cá nhân, ví như tiền bạc, sự chú ý hay danh tiếng, v..v. Chẳng phải chúng ta vẫn luôn bị nhắc nhở rằng chính lòng tham và sự ích kỷ đã tạo nên một nước Mỹ với nền kinh tế đầy khó khăn như hiện tại đấy sao? 

Động lực thỏa mãn sự bê tha cũng có thể có rủi ro. Điều này nhắc tôi nhớ đến một câu trích dẫn từ Peter Drukcer trong cuốn sách The Effective Executive (tạm dịch: Nhà quản trị thành công) với đại ý là khi bạn gặp một người với sức mạnh vĩ đại thì cũng có nghĩa là bạn đang gặp một người có điểm yếu cũng vĩ đại không kém.

Là một nhà lãnh đạo, hãy lưu ý rằng động lực của nhân viên là sự cân bằng và làm việc có chủ đích. Sự sa đọa trong các thú vui vật chất có thể mang lại lợi ích ngắn hạn lớn nhưng hậu quả thì sẽ dài hạn hơn. 

8. Cho phép nhân viên tác động đến công việc của họ

Như đã đề cập ở trên, các nhân viên ngày nay được động viên để đạt thành quả nhiều hơn hẳn những người chỉ đơn giản dựa vào cơ hội để tạo ra các tác động. Khi nhân viên phản ánh về cuộc sống và sự nghiệp của họ, họ muốn đóng góp công sức theo các thang đo chỉ số dựa vào lợi ích lâu dài từ công ty họ đang phục vụ.

Là một nhà lãnh đạo, hãy cho phép nhân viên của mình có tác động bền vững đến công việc họ đang thực hiện. Đồng thời, hãy cho phép họ đánh dấu các mốc quan trọng trong sự nghiệp và cho họ những cơ hội để tạo ra những di sản lâu bền cho tổ chức hoặc cho thế hệ sau này học hỏi.

9. Sự hạnh phúc

Cuối cùng thì, hạnh phúc là một trong những động lực lớn nhất. Sự hạnh phúc thôi thúc lòng tự trọng và cho con người hi vọng vào tương lai. Chúng ta đều là những nạn nhân của những công việc quá sức. Hãy lùi lại một bước để tận hưởng hành trình của mình. Động lực của bạn sẽ dựa nhiều vào việc kiếm sống nhưng nó phải mang lại cho bạn niềm vui và sự thỏa mãn mới phải.

Là một lãnh đạo, hãy lưu ý xem nhân viên của mình có hài lòng với công việc của họ không và rằng bạn có chủ ý khi trao đổi, chia sẻ cùng họ vấn đề này. Đừng bao giờ giả định vì nhân viên của bạn cũng sẽ cố mỉm cười để giữ lại công việc đó ngay cả khi họ chẳng vui vẻ tý nào. Hãy chắc chắn là nhân viên của bạn thực sự vui thích với công việc và để 8 điều vừa nói trên ảnh hưởng đến cả quá trình thúc đẩy nhân viên một cách tự nhiên nhất!


Bài viết khác
Lịch khai giảng