Chuyển tới nội dung
7 bước biến điểm yếu trở thành điểm mạnh

7 bước biến điểm yếu trở thành điểm mạnh

07/10/2020

Khi lần đầu nghĩ tới việc biến những điểm yếu trở thành điểm mạnh, tôi nghĩ về những từ ngữ mọi người thường dùng khi họ gọi tên những điểm yếu là đang hủy hoại hạnh phúc và thành công của bản thân. Sau đó, tôi nhớ tới những vị khách hàng mới và các thành viên luôn tỏ ra không sẵn lòng trong nhóm - những người luôn bị kéo theo trong ngày làm việc nhóm với tôi và nghĩ rằng ''Đây là loại địa ngục gì vậy? "Họ tin chắc rằng cuộc sống/công việc là như vậy, là những hoàn cảnh không thể thay đổi được, chúng "vượt ra khỏi tầm kiểm soát."

Nhờ sự kỳ diệu của việc huấn luyện, tôi đã học được rằng điểm yếu của chúng ta có thể đã che giấu đi những điều chúng ta cần phải tôi luyện. Vậy cách tốt để biến những khuyết điểm ấy trở thành điểm mạnh đó là khiến bạn đạt được những điều bạn mong muốn trong cuộc sống. Sử dụng những trường hợp nghiên cứu cùng với các kỹ thuật mà tôi biết, đã giúp được điều đó. Khách hàng thường nói những câu như:

  • Tại sao tôi chưa bao giờ học được điều đó?
  • Sự nhút nhát của bản thân đang ngăn cản tôi!
  • Tôi chưa bao giờ hoàn thành danh sách những việc phải làm!
  • Tại sao tôi lại dành quá nhiều thời gian trên những phương tiện truyền thông?
  • Tại sao tôi lại luôn cố làm vui lòng người khác?
  • Tại sao tôi không liều thử nó?
  • Tại sao tôi luôn sợ hãi?
  • Tại sao tôi không bao giờ đứng lên vì bản thân mình?
  • Tại sao tôi không thấy những điều mình muốn đủ quan trọng để tiếp tục?

Đây là cơ hội để bạn biến khuyết điểm thành ưu điểm, hãy cùng TopTrain viết chúng ra và rèn luyện bản thân qua những điểm yếu đó để đạt được sức mạnh.

1. Tìm ra điểm yếu của bản thân

Đầu tiên, đừng bao giờ ngừng tìm kiếm khuyết điểm của mình và thực sự trải nghiệm nó. Nếu như bạn là khách hàng của tôi, bạn sẽ biết rằng tôi sẽ khiến cho khách hàng của mình thật sự cảm nhận được nỗi đau của những yếu điểm đang xuất hiện ngay trên con đường tới hạnh phúc, mục tiêu và thành công hay bất cứ giấc mơ nào đó mà họ mong ước trở thành sự thật. Dường như đó là việc khiến khách hàng phải gánh chịu sức ép, tuy nhiên, đây lại là một phần rất quan trọng trong quá trình biến điểm yếu trở thành sức mạnh và có thể đảm bảo bạn thấy được kết quả. 

Vì vậy, hãy bắt đầu bằng việc cảm nhận được nỗi đau của thất bại và tiếng nói bảo bạn rằng thành công sẽ không bao giờ xảy ra nếu bạn không đủ tốt. Đừng trốn tránh sự tiêu cực. Đừng trốn tránh những sự tồi tệ trong cuộc sống.

Business failure guilty businessman concept Premium Vector

2. Đào sâu hơn nữa

Mức độ đầu tiên của nỗi đau thường không đủ để biến điểm yếu thành sức mạnh. Chúng ta hay nói về mức độ đau đớn thấp hơn vì cũng giống như một con quái vật trong góc phòng, ta không thích thừa nhận và chấp nhận rằng cuộc đời mà ta hằng biết sắp kết thúc. Làm việc cùng một người huấn luyện có thể đảm bảo rằng bạn sẽ không đắm mình trong đó, bạn tìm ra và sở hữu nỗi đau thật sự nhưng sẽ không phải trải nghiệm điều đó lặp đi lặp lặp lại nữa. 

Dưới đây là một vài ví dụ cho 2 bước đầu tiên, giúp bạn nhìn thấy chúng thông qua hành động. Tôi xin kể một câu chuyện về khách hàng của tôi, Tom (không phải tên thật của anh ấy):

 Tom bảo tôi rằng bản thân không được lanh lợi cho lắm, và mọi người thường không để tâm về anh ấy tại nơi làm việc, ngay cả khi ở nhà. Cho tới gần đây, điều đó đã không còn phù hợp với cuộc sống của Tom. Những kế hoạch muốn tiến xa hơn trong công việc và du lịch khiến anh ấy muốn một công việc tử tế để có điều kiện chi trả cho tất cả. Tom bảo rằng khi nhìn quanh văn phòng, ai cũng được thăng chức trừ bản thân mình, một người mới bắt đầu công việc cách đây 1 năm giờ đã có thể sai việc anh ấy.

Điều đó khá khó chịu, nó khiến anh ấy tức điên, Tom cảm thấy mình vô hình và không được tôn trọng. Trong buổi huấn luyện của mình, Tom nghĩ có lẽ là vì sự thiếu lanh lợi của bản thân. Anh ấy nhận ra điều đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống của mình, yếu điểm này đã ảnh hưởng tới bản thân và sự thành công ra sao. Dĩ nhiên, điều đó đã gây tổn thương, nhưng đó mới chỉ là bước 1, ở bước 2 tôi hỏi anh ấy " Hãy nói với tôi tất cả về chúng đi, bây giờ anh cảm thấy như thế nào?"

Tom nói rằng nó khá là ngu ngốc và giống như anh ấy đã phí hoài nhiều năm liền. Nó giống như việc thấy ai đó bị thụi mạnh vào bụng. Tom bỗng im lặng, nửa cười nửa nhăn mặt và tôi có thể thấy mắt anh ấy đã dần trở nên đờ đẫn không hồn.

Trong một cuộc trò chuyện thông thường, bạn sẽ vươn tay qua bàn và nói điều gì đó khá trấn an, phải không? Việc này có vẻ khó như việc huấn luyện nhưng bạn không nhất thiết phải đưa ra bất kỳ quan điểm tốt hay xấu nào cả. Bản chất không phán xét của việc huấn luyện có thể giúp ai đó cảm thấy an toàn để nói bất cứ điều gì. Và đó là việc Tom đã làm.

Chúng tôi đã nhận ra vấn đề thật sự khiến anh ấy cảm thấy tệ hại và nhìn xem có những bằng chứng nào chứng minh rằng anh ấy ngốc nghếch hay không, và dĩ nhiên là không có bằng chứng nào cả. 

Sad young man with low energy and energic strong happy man Premium Vector

3. Khám phá ra những niềm tin của bản thân

Bước 3 là bước bạn khám phá ra đức tin của người đó. Khá là khó khăn để chấp nhận rằng những điều ta coi là sự thật thường chỉ là ý kiến và quan điểm mà thôi. Bằng cách biến một sự thật phũ phàng thành một quan điểm, người đó có thể học được rằng sẽ luôn tồn tại một cách nghĩ, một cách phản ứng và một hành động mới mẻ khác để đạt được kết quả tốt hơn.

Đối với Tom, chúng tôi đã làm điều này bằng cách nhìn xem có những bằng chứng nào chứng minh cho việc anh ấy ngu ngốc hay không. Tôi hay trêu đùa khách hàng của mình rằng " Vậy thì Tom, làm thế nào mà một người ngu ngốc như vậy lại có thể làm việc cho công ty X, họ có thấy đáng tiếc cho anh không? "

Câu hỏi này có vẻ hơi xấu tính nhưng lại được nói một cách trêu đùa và Tom từ gần như sụp đổ tới cười ầm lên.

Thật không hề dễ dàng để đối mặt với sự thật. Tom tiếp tục nói với tôi về thực chất bản thân đã được tuyển dụng như nào. Anh ấy đã rất sốc khi điều đó xảy ra. Anh ấy đã không đi làm một thời gian dài rồi và không hề mong đợi điều đó. Việc này đã chứng minh rằng Tom không có bất kỳ một chứng cứ gì cho việc bản thân mình tệ hại.

Nếu như bạn đang mong muốn xóa bỏ đi những khuyết điểm trong cuộc đời của mình và bắt đầu biến chúng thành ưu điểm, hãy tìm dẫn chứng trong mọi khía cạnh của cuộc sống mà bạn phản ứng/hành động/ suy nghĩ theo cái cách bản thân coi đó là nhược điểm. Dù cho khuyết điểm đó có to lớn như thế nào, sẽ luôn có những phần trong cuộc đời bạn mà điểm yếu đó không hề tồn tại.

Việc huấn luyện có thể theo nhiều hướng khác nhau tùy theo việc gì sẽ xảy đến, bởi vậy tại đây chúng tôi sẽ tìm ra một số phương pháp giúp bạn tiến về phía trước và giải quyết điểm yếu của mình. 

Một giải pháp tuyệt vời là tìm kiếm khuyết điểm đó và vị trí chúng tồn tại. Sau đó, bạn có thể đặt câu hỏi để hiểu tại sao nó lại trở nên khác nhau tại nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Tôi thật may mắn khi được làm việc cùng một đội trong suốt 3 năm và như một tổ chức, họ thấy bản thân rất tệ trong việc trao đổi giao tiếp. Điều đó xuất hiện lặp đi lặp lại:

  • Chúng ta có quá nhiều email - nếu như bạn trả lời hết chỗ đó bạn sẽ chẳng thể làm xong việc gì cả.
  • Không ai có thể làm việc gì ở đây nếu như không có một buổi họp hoặc buổi họp phụ và nửa tá giấy tờ được photo.
  • Tôi còn không ở trong bộ phận đó và tôi liên tục bị kéo vào những cuộc tranh luận và họp hành.
  • Tôi có thể hoàn thành xong công việc của mình vào giờ thích hợp nếu như tôi không phải đọc quá nhiều email vô nghĩa như vậy.
  • Mọi người đều lo lắng quyết định gửi cho bạn bản sao chép về tất cả mọi thứ!

Cho phép mọi người trong một đội (cho dù có 220 thành viên trong một buổi huấn luyện lớn kéo dài 2 tiếng) nói lớn và chia sẻ quan điểm của họ là rất quan trọng, bạn cần một số quy định:

  • Không phán xét ý kiến của bất kỳ ai.
  • Không có quan điểm nào là sai.
  • Không có ý tưởng nào là sai.
  • Không có điều gì bị coi là một câu hỏi ngớ ngẩn.
  • Và vì tôi thích nói như Vegas – điều gì xảy ra trong căn phòng này, chỉ ở lại căn phòng này thôi –  dĩ nhiên là cùng với ít cocktail, vũ công và máy đánh bạc (Những quy định này cũng áp dụng khi bạn huấn luyện bản thân)

Khi mà mọi người được cho phép đi qua bước 1 và tiến vào bước 2. Chúng tôi bắt đầu quan sát cả đội và thực ra, khả năng trung thực đã giúp họ trở thành tổ chức đứng đầu cả nước vì trong tâm trí, những khách hàng của họ luôn được coi là quan trọng.

Người nào đó đã la lên một cách khiếm nhã (bạn có thể trốn trong 220 người đó!) “Tiếc là họ không đối xử tốt với nhân viên như với khách hàng".

Bingo!

Lời khiếm nhã này khiến chúng tôi nhận ra sự thật rằng điểm yếu lớn nhất lại là điểm mạnh của họ. Chúng tôi xem điều gì đã khiến họ trở thành người đi đầu trong việc giao tiếp với khách hàng và viết chúng xuống giấy. Xem họ giỏi ở điều gì có thể khiến họ quay trở lại với điểm yếu của mình và hiểu ra giải pháp,công cụ nào mà họ biết có thể giúp bản thân thay đổi và đạt được nhiều hơn.

4. Khám phá nhiều khả năng

Đừng nên xem nhẹ bước này khi cố gắng biến khuyết điểm thành ưu điểm. Mọi người thất bại trong việc huấn luyện bản thân và người khác khi họ chạy đua trong phần này. Bản năng tự nhiên của ta là vội đưa ra giải pháp. 1+1=… bạn đã vừa trả lời câu hỏi này rồi, phải không?

Để thực sự tạo ra giải pháp, bạn cần tạo ra một danh sách dài gồm các khả năng. Và theo kinh nghiệm của tôi, nó thường đơn giản hơn bạn nghĩ đó.

Hãy thành thật nào, nếu như cuộc đời khó khăn và bạn thấy điểm yếu của mình như đang ngăn cản bạn trong nhiều năm liền, vậy thì nó khá là hợp lý khi bạn cho rằng nó cũng sẽ khó khăn khi thay đổi? Suy nghĩ quá nhiều là một chuyện lớn và nó xuất hiện ngay khi bạn đang tìm giải pháp. Vậy nên, đừng nghĩ nhiều, hãy viết ra từng ý tưởng (cho dù chúng có ngớ ngẩn và vô nghĩa).

5. Đánh giá điểm yếu

Cá nhân tôi đã từng được bảo rằng mình trưởng thành khi bản thân quá nhạy cảm. Chỉ qua sự phát triển bản thân mà nhận thức của tôi về việc này mới thay đổi. Vậy nên, hãy nhìn quanh bạn đi. Liệu bạn thực sự có một khuyết điểm hay đó lại là ưu điểm mà người khác không thích, không trân trọng hoặc bị đe dọa?

Tôi luôn luôn nhạy cảm và gia đình tôi đã nói là “Mandie à, con coi mọi chuyện cá nhân quá”. Tôi đã học được (mãi cho tới những năm cuối của tuổi 20) rằng điều này là tốt và không hề xấu.

Khả năng cảm nhận điều mà người khác đang trải qua đồng nghĩa với việc tôi đồng cảm tốt hơn hầu hết mọi người, và tôi đã học được cách luyện sự nhạy cảm này lên một mức độ mới, tôi có thể nhận ra những biểu hiện nhỏ trên khuôn mặt và thật sự giúp họ ở mức độ mà hầu hết mọi người bỏ qua.

Tôi có khả năng làm việc tốt với vai trò là một vị huấn luyện vì tôi vô cùng nhạy cảm. Tôi đang biến nhược điểm thành ưu điểm. Hãy hỏi bản thân xem liệu đó là điểm yếu hay là một điểm mạnh nhưng ẩn giấu ở nơi rộng lớn?

6. Tìm kiếm tiếng nói bản thân

Một vị khách hàng khác của tôi là Kate. Trường hợp của Kate là một ví dụ điển hình cho việc khiến cho nhược điểm trở thành sức mạnh. Kate làm cho một tổ chức lớn nhưng không phải ở cấp cao. Chúng tôi có một ngày làm việc nhóm cùng với 50 thành viên trong công ty đó. Nhân viên cao cấp đã mời những nhân viên như Kate để họ cùng nhau trải nghiệm khóa giải pháp và mong đợi vào sự nghiệp phía trước.

Tại thời điểm đó, Kate miêu tả bản thân là một người cực kỳ nhút nhát. Cô ấy nghĩ điều đó sẽ ảnh hưởng tới công việc của mình vì nó là cả cuộc đời cô. Qua quá trình huấn luyện, Kate đã tìm ra tiếng nói trong mình.

Đưa ra những quy tắc trên đồng nghĩa với việc cô ấy không thể sai. Chúng ta lo sợ khi phải nói ra hoặc hành động khi lo sợ đón nhận kết quả. Nếu như bạn nghĩ bạn nhút nhát và hiểu ra được điều đó có nghĩa như thế nào với cuộc sống và thành công của bạn, bạn sẽ làm mọi thứ để giữ an toàn, phải không?

Kate ngồi phía sau lắng nghe và không nói gì. Khóa huấn luyện vẫn tiếp tục, những ý tưởng và điểm yếu càng nhiều hơn và được thêm vào trong danh sách của chúng tôi để khám phá. Nhân viên cao cấp thì vẫn không chịu thành thật – Tôi cảm thấy như họ thích thú hơn trong việc chứng minh là mình đúng thay vì học để gặt hái nhiều hơn và vượt qua khuyết điểm cá nhân và chuyên nghiệp của mình. Kate dừng việc đó lại bằng một câu nói. Kate hỏi rằng “Nếu như những gì mọi người nói là đúng, tại sao mọi người vừa nói rằng bản thân dự kiến đi làm vào cuối tuần. Nếu điều đó đã diễn ra, chẳng phải chúng ta đều có những cuối tuần vui vẻ mà không hề ăn năn hay sao?”

Cô ấy lấy động lực ở đâu để có thể cất tiếng nói của mình, dường như không ai biết, nhưng với câu hỏi đó, mọi người bắt đầu trở nên thành thật hơn. Cô ấy đang biến yếu điểm của mình thành sức mạnh. Sau đó, Kate nói rằng bản thân không thể chấp nhận việc mọi người đang bỏ qua vấn đề chính. Và với câu hỏi ấy, cả ngày hôm đó đã thay đổi.

Hãy tìm ra điều gì thật sự thúc đẩy bạn và cho dù nỗi sợ ấy có to lớn tới mức nào, bạn cũng sẽ vượt qua nó thôi. Là một người “nhút nhát” đã có lợi cho Kate vì không ai ngờ rằng cô ấy sẽ lên tiếng. Vậy nên khi cô ấy cất tiếng, tất cả mọi người đã lắng nghe! Đừng vội nhận định những gì bạn thấy là điểm yếu. Thực ra nó chỉ là một ưu điểm đang ẩn giấu mà bạn chưa thể hiện ra mà thôi.

Theo những gì bạn vừa thấy về Tom và Kate thì quá trình huấn luyện đã giúp họ tin vào chính mình và bắt đầu học tin rằng bản thân đã đủ tốt rồi. Bởi vậy, trước khi bạn thay đổi, hãy hỏi bản thân rằng bạn cảm thấy tự tin như thế nào? Nếu như bạn không tin mình có thể bắt đầu biến khuyết điểm thành ưu điểm, vậy bạn có bao nhiêu khả năng để gặt hái vậy?

"Tôi càng huấn luyện thì tôi càng nghĩ rằng phương tiện truyền thông nên đi kèm với một cảnh báo về sức khỏe." – Mandie Holgate

Có quá nhiều người lên mạng và cho rằng những gì họ thấy là một câu chuyện đầy đủ rồi. Chúng ta đi tìm sự đồng thuận và những lượt thích trong khi nên tìm điều đó ở bản thân.

Nếu như bạn cảm thấy mình thiếu thứ gì đó và có điểm yếu, hãy nhìn xem phương tiện truyền thông, báo chí hoặc thậm chí là sự lựa chọn các bộ hộp khiến bạn cảm thấy như thế nào:

  • Liệu những điều ấy có khiến bạn thấy tự tin và sẵn sàng cho bất cứ thứ gì không?
  • Những điều đó có khiến bạn thấy đầy đủ hay không?
  • Bạn có so sánh bản thân với người khác và nghĩ rằng tôi không giống như thế không? Liệu tôi đã đủ tốt chưa?

Cố gắng trở thành người khác không hề hiệu quả trong việc thay đổi những điểm yếu thành điểm mạnh. Bạn phải công nhận rằng “Đây là tôi”. Nếu như bạn không thể thì đó là điểm yếu đầu tiên mà bạn cần giải quyết. 

7. Ngừng việc trì hoãn

Điều cuối cùng tôi thường làm với khách hàng là tìm ra những cái cớ và lý do tại sao nó sẽ không xảy ra, những trở ngại mà họ chưa xem xét tới.

Nếu bạn biết rằng bản thân là người có thể tạo ra hàng tỉ cái cớ cho việc điều đó không xảy ra và không có cái nào trong số đó là lỗi của bạn, hãy cải thiện trách nhiệm giải trình của mình:

  • Bạn sẽ nói với ai rằng bạn cũng đang thực hiện hành động này?
  • Bạn sẽ báo cáo với ai? Những vị sếp trong trí tưởng tượng cũng khá tốt đó – Hãy hỏi bản thân rằng “ Nếu ta có một vị sếp, liệu người đó có hạnh phúc với sự tiến bộ của ta?

Picture of  funny happy man with  fake muscle arms Free Photo

Cuối cùng

Cuộc sống đang bận rộn hơn rất nhiều, chúng ta có thể đổ lỗi cho những đứa trẻ, vợ chồng, việc huấn luyện chó, deadline công việc hay kể cả ốm đau cho việc tại sao chúng ta đã không bắt đầu giải quyết những khuyết điểm. Nhưng nếu bạn quay lại lúc bắt đầu huấn luyện và thật sự cảm nhận nỗi đau, bạn sẽ làm mọi cách trong khả năng để tránh xa nó:

  • Bạn có cần phân chia thời gian trong sổ nhật ký không?
  • Bạn có cần viết những mục tiêu của mình lên tường phòng ngủ không?
  • Bạn có cần cài đặt báo thức không?
  • Bạn có cần một ứng dụng không?
  • Điều gì sẽ đảm bảo bạn sẽ tập trung vào kết quả cuối cùng mà bạn đang muốn hướng tới?

Hãy nhớ rằng, ẩn sâu trong mỗi điểm yếu lại là một ưu điểm, như Christine Szymanski đã nói:

“Khi chấp nhận điểm yếu của bản thân, bạn sẽ vô tình bắt gặp điểm mạnh”

Tôi sẽ nói rằng nhược điểm lớn nhất mà mỗi chúng ta đều phải đối mặt đầu tiên đó là nỗi sợ phải bắt đầu. Nếu như bạn vượt qua niềm tin đó và thực hiện các bước này, sẽ chẳng có lý do nào mà bạn không thể thay đổi những khuyết điểm đó thành sức mạnh đem tới những kết quả bạn mong muốn trong cuộc đời. Bạn còn gì để mất nữa sao?

(Jane, biên tập từ Lifehack.org)


Bài viết khác
Lịch khai giảng