17/05/2021
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS)
Hiện nay tại Việt nam, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đang được áp dụng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được Bộ Tài chính ban hành thành 5 đợt từ năm 2001 đến năm 2005 với 26 chuẩn mực. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về thể chế kinh tế trong nước cũng như thay đổi trong hệ thống IFRS trong giai đoạn hiện nay, VAS đã bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt là những giao dịch của nền kinh tế thị trường mới phát sinh chưa được VAS giải quyết thấu đáo, như việc ghi nhận và đánh giá tài sản, nợ phải trả theo giá trị hợp lý, ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế toán các công cụ tài chính phái sinh cho mục đích kinh doanh và phòng ngừa rủi ro… chưa có hướng dẫn cụ thể.
Nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay, viện đào tạo TopTrain đã biên soạn và định hướng chương trình giảng dạy Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế theo hai cấp độ: cơ bản và nâng cao để học viên dễ dàng tiếp cận Bộ chuẩn mực BCTC quốc tế từ dễ đến khó. Khoá học ở cấp độ cơ bản sẽ bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Giới thiệu về Khuôn khổ của việc lập và trình bày BCTC
Phần 2: Các chuẩn mực Kế toán quốc tế về:
- Trình bày Báo cáo tài chính (IAS 1)
- Tài sản hữu hình (IAS 16)
- Tài sản vô hình (IAS 38)
- Bất động sản đầu tư (IAS 40)
- Chi phí đi vay (IAS 23)
- Hạch toán & trình bày các khoản trợ cấp của chính phủ (IAS 20)
- Lỗ do suy giảm giá trị của tài sản (IAS 36)
Phần 3: Các chuẩn mực về Báo cáo tài chính quốc tế về:
- Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng (IFRS 15)
- Tài sản nắm giữ để bán và các đơn vị ngừng hoạt động (IFRS 5)
- Tài sản sinh học và các sản phẩm nông nghiệp (IAS 41)
- Dự phòng, các khoản nợ tiềm tàng & tài sản tiềm tàng (IAS 37)
Các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một bộ chuẩn mực kế toán được thiết kế và phát triển bởi một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận được gọi là Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB).
Mục tiêu của IFRS là cung cấp một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày báo cáo tài chính cho các công ty đại chúng. IFRS tập trung vào các hướng dẫn, diễn giải chung nhất về cách lập báo cáo tài chính hơn là thiết lập các quy tắc lập báo cáo ngành cụ thể.
Có được bộ chuẩn mực quốc tế là một điều hết sức cần thiết đối với các công ty lớn có các chi nhánh tại các quốc gia khác nhau. Áp dụng một bộ chuẩn mực phổ biến toàn thế giới sẽ đơn giản hóa các thủ tục kế toán thông qua việc sử dụng xuyên suốt một loại ngôn ngữ trong báo cáo của các công ty. Bộ chuẩn mực này cũng sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư và các kiểm toán viên một cái nhìn toàn cảnh và rõ ràng về tài chính.